KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH
1. Kiểm định Hệ thống lạnh:
Hệ thống lạnh là gì? Tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt.
Kiểm định hệ thống lạnh Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn
2. Vì sao cần thực hiện kiểm định hệ thống lạnh?
- Giúp tăng hiệu suất làm việc, nhờ thiết bị hoạt động ổn định, hạn chế tối đa tình trạng ngừng hoạt động ngoài kế hoạch.
- Giảm thiểu chi phí phát sinh do sự cố lao động, đặc biệt là các chi phí bồi thường khi tai nạn xảy ra.
- Hạn chế thất thoát môi chất lạnh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và bảo vệ môi trường.
- Cung cấp căn cứ pháp lý quan trọng khi làm việc với đơn vị bảo hiểm hoặc đối tác có liên quan đến hệ thống.
- Đáp ứng đúng các quy định pháp luật, nhất là đối với thiết bị thuộc danh mục cần kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật.
3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong kiểm định hệ thống lạnh:
- QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- QCVN 21: 2015/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
- TCVN 8366 : 2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155 và 6156 :1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
- Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường;
- TCVN 6008 : 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
- TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
4. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh:
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống lạnh;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ lý lịch của hệ thống lạnh
- Kiểm tra các bản vẽ, hướng dẫn sử dụng và bảo trì thiết bị.
- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, kiểm định lần trước.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong, bên ngoài
Kiểm tra bằng mắt:
- Xem xét các dấu hiệu ăn mòn trên bề mặt kim loại. Các biến dạng bất thường.
- Xem xét độ kín, độ rò rỉ.
- Kiểm tra các điểm mối hàn, đầu nối ống dẫn môi chất.
Kiểm tra kỹ thuật có pháp:
- Sử dụng các thiết bị kiểm tra, chụp phim, siêu âm, đo độ dày để kiểm tra các khuyết tật ẩn bên trong thành thiết bị.
- Đo điện trở cách điện.
- Kiểm tra tiếp địa thiết bị.
Bước 3: Thử kín, thử bền:
- Tiến hành thử kín, thử bền thiết bị theo áp lực thiết kế và giới hạn cho phép.
- Các thông số thử nghiệm được ghi chép đầy đủ vào biên bản, có xác nhận của đại diện cơ sở sử dụng.
Bước 4: Kiểm định các cơ cấu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường
- Van an toàn.
- Rơ le áp suất, rơ le nhiệt độ.
- Thiết bị bảo vệ.
- Các đồng hồ đo áp suất và nhiệt độ.
Bước 5: Vận hành thử:
- Chỉ thực hiện khi kết quả các bước kiểm định trước đạt yêu cầu, chạy thử ở chế độ vận hành bình thường.
- Quan sát, đánh giá khả năng làm việc của thiết bị.
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh
- Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem và ban hành kết quả kiểm định
5. Thời hạn kiểm định hệ thống lạnh:
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
6. SHSVN – Đơn vị kiểm định Hệ thống lạnh uy tín, chuyên nghiệp
SHS Việt Nam là đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm hệ thống lạnh. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp kiểm định tối ưu, hiệu quả và tuân thủ đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật.
Với phương châm “Uy tín tạo niềm tin – Chất lượng tạo giá trị”, SHSVN tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy,… trên toàn quốc.
Sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng chính là thước đo cho năng lực và chất lượng dịch vụ của chúng tôi.
📞 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline/Zalo: 0898 262 999
📧 Email: admin@shsvn.com.vn
🌐 Website: www.shsvn.com.vn