PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
Phân loại lao động theo điều kiện lao động là gì?
Phân loại lao động theo điều kiện lao động là phân loại các nghề, công việc có điều kiện lao động khác nhau ra thành các loại khác nhau theo các phương pháp phân loại được pháp luật quy định.
Tại sao phải làm phân loại lao động theo điều kiện lao động?
– Theo quy định tại Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
– Bên cạnh đó việc phân loại lao động theo điều kiện lao động còn mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Vậy nên việc thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động là cần thiết.
Đối tượng áp dụng?
– Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
– Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
– Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
Khi nào phải thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH người sử dụng lao động phải thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động:
– Lần đầu
– Khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó.
Bao lâu phải thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động?
– Tối thiểu 01 lần trong 5 năm.
Có bao nhiêu loại điều kiện lao động?
– Loại I, II, III: Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm
– Loại IV: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
– Loại V, VI: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thực hiện như thế nào – Quy trình?
1. Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động
2. Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động
Căn cứ pháp lý:
– Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt.
– Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.
Trên đây là những nội dung và thông tin cơ bản về phân loại lao động theo điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
Khách hàng cần tư vấn thêm về phân loại lao động xin liên hệ qua:
CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ SHS VIỆT NAM
- Hotline: 0898.262.999
- Email: admin@shsvn.com.vn
- Zalo: 0898.262.999
- Facebook: facebook.com/shsvn.antoanlaodong
- Address:
- – Số 15 TT VOV Mễ Trì, TDP1, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- – Số 386 Xương Giang, Ngô Quyền, TP Bắc Giang, Bắc Giang